Các loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt tốt nhất hiện nay

Theo các chuyên gia sản phụ khoa có nhiều lý do khác nhau khiến chị em mắc phải chứng rối loạn kinh nguyệt. Rối loạn kinh nguyệt không chỉ gây ra ảnh hưởng đến tâm sinh lý mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này của phái nữ. Vì thế, các chị em thường tìm đến phương pháp sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt với mong muốn chấm dứt tình trạng khó chịu này một cách nhanh chóng.

Khi nào cần dùng các loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt?

Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt. Một chu kỳ hành kinh bình thường ở những người phụ nữ khỏe mạnh thường sẽ cách nhau khoảng 28 - 35 ngày và tùy vào thể trạng của từng người mà sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Thông thường, chu kỳ kinh sẽ kéo dài từ 2 - 7 ngày và có tổng lượng máu của chu kỳ là khoảng 40 - 80ml.

Khi nào cần dùng các loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt

Khi nào cần dùng các loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt

Tuy nhiên, nếu chu kỳ nguyệt san của các chị em có biểu hiện sau đây thì cần phải sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt:

Trường hợp chu kỳ kinh nguyệt ngắn:

Đây là hiện tượng kỳ hành kinh đến sớm, nhiều chị em 1 tháng có kinh 2 lần, thậm chí 2 tháng 3 lần.

Trường hợp chậm kinh:

Là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt đến muộn hơn bình thường, có khi vài tháng mới có kinh 1 lần.

Trường hợp chu kỳ kinh bất định:

Đây là tình trạng kinh nguyệt đến sớm, muộn một cách bất thường, có lượng máu kinh không đồng đều, khi ít khi nhiều cũng được coi là rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài ra, các chị em gặp phải tình trạng vô kinh, rong kinh, thống kinh… cũng có thể sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt để cải thiện.

Nguyên nhân khiến các chị em phải sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt là gì?

Mất cân bằng nội tiết tố khi ở giai đoạn tuổi dậy thì, giai đoạn tiền mãn kinh hay phụ nữ cho con bú.

Chế độ sinh hoạt, ăn uống và làm việc không khoa học như giờ giấc ăn uống bất thường, thường xuyên làm việc khuya đến tối muộn…

Chịu áp lực, căng thẳng kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần suy sụp.

Phụ nữ mắc một số bệnh lý như: viêm nhiễm hệ sinh dục, bệnh tuyến giáp, polyp tử cung, đa nang buồng trứng, u xơ tử cung…

Các loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt tốt nhất hiện nay 

Dưới đây là các loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt tốt nhất hiện nay được các chuyên gia gợi ý

1. Thuốc Ethinylestradiol

Ethinylestradiol là một dạng estrogen tổng hợp, được dùng cho các trường hợp tránh thai. Các loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt như Ethinylestradiol cũng được dùng để bổ sung nội tiết tố estrogen cho phụ nữ từ 40 tuổi trở đi.

Bên cạnh đó, Ethinylestradiol có tác dụng làm giảm nồng độ FSH và LH, ức chế tiêu xương, giảm cholesterol, tăng nồng độ lipoprotein… phù hợp dùng trong điều trị các triệu chứng do tiền mãn kinh và mãn kinh gây ra.

Thuốc Ethinylestradiol

Thuốc Ethinylestradiol

Tuy nhiên chị em cần lưu ý một số tác dụng phụ khi dùng thuốc như rối loạn tiêu hóa (thường xuyên buồn nôn, chán ăn, chướng bụng, tiêu chảy…), rối loạn chuyển hóa (tăng cân, tăng canxi trong máu…), ảnh hưởng đến hệ tim mạch (tăng huyết áp, tăng các cục máu đông…), gây tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm sạm da, nám da và kích ứng da… Vì thế để việc dùng thuốc an toàn bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, để tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. 

2. Thuốc Norethindrone

Norethindrone là một trong các loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt dưới dạng progesterone, được dùng để thay thế hormone với mục đích giúp cho chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn.

Ngoài ra, Norethindrone còn có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của tiền mãn kinh và mãn kinh như: sạm nám da, khô âm đạo, bốc hóa, loãng xương… Thêm vào đó , Norethindrone và Ethinylestradiol nếu kết hợp với nhau thì sẽ có tác dụng như một dạng thuốc tránh thai.

Thuốc Norethindrone

Thuốc Norethindrone

Norethindrone chống chỉ định dùng với các trường hợp sau: Nữ giới chảy máu âm đạo bất thường chưa rõ nguyên do, người bị rối loạn chảy máu, người mắc bệnh gan, có tiền sử bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc bị ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung… hoặc các trường hợp sắp phải phẫu thuật. 

3. Thuốc Primolut-N

Đây là thuốc hỗ trợ bổ sung progesterone mạnh, có chứa norethisterone. Thuốc được dùng phổ biến cho các trường hợp như: vô kinh, rối loạn kinh nguyệt, lạc nội mạc tử cung…

Primolut chống chỉ định với các trường hợp sau: Phụ nữ có thai và đang cho con bú, hoặc chị em nghi ngờ bản thân đang mang thai, người có máu đông trong tĩnh mạch, người bị nhồi máu cơ tim hoặc đã có tiền sử trước đó, tai biến, thiếu máu cơ tim…

Thuốc Primolut-N

Thuốc Primolut-N

Lưu ý, tùy vào mục đích sử dụng để điều trị rối loạn kinh nguyệt hay vô kinh nguyên phát và thứ phát thì thuốc sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau. Vì vậy, các chị em cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

4. Thuốc kháng viêm không steroid

Ibuprofen hay Naproxen là các loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt được xếp vào danh sách thuốc kháng viêm không steroid. Thuốc này được sử dụng cho các trường hợp đau bụng kinh dữ dội và ra máu kinh nhiều

Tác dụng phụ có thể gặp: Nổi mề đay, phát ban, khó thở, nếu sử dụng lâu dài hoặc lạm dụng thuốc thì sẽ gây suy thận, xuất huyết ruột, loét đường tiêu hóa…

Thuốc kháng viêm không steroid

Thuốc kháng viêm không steroid

5. Thuốc có tác dụng chống tăng prolactin

Các loại thuốc có tác dụng chống tăng prolactin thường được kê là cabergoline và bromocriptine. Thuốc có tác dụng làm co lại khối u, giúp giảm tiết prolactin (tác nhân gây rối loạn kinh nguyệt), từ đó hạn chế được tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn, tắt kinh… của chị em.

Lưu ý thuốc này cần được sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ vì có khả năng gây tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn mửa, nghẹt mũi, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, tổn thương van tim…Một vài trường hợp còn có thể bị rối loạn hành vi.

6. Cyklokapron (Axit tranexamic)

Cyklokapron (Axit tranexamic) nằm trong các loại thuốc rối loạn kinh nguyệt phổ biên hiện nay được nhiều chị em tin dùng. Thuốc có tác dụng điều tiết kinh nguyệt giúp cơ thể mất máu ít hơn trong kỳ kinh, nhất là các trường hợp thống kinh và cường kinh.

Ngoài ra, thuốc còn được hỗ trợ dùng để ngăn chảy máu ở những người mắc bệnh máu khó đông, điều trị nha khoa hoặc phẫu thuật hở.

Cyklokapron (Axit tranexamic)

Cyklokapron (Axit tranexamic) 

Lưu ý: Thuốc không được dùng cho bệnh nhân bị mù màu, có tiền sử đột quỵ, chảy máu não, mạch máu mắt có vấn đề hay bệnh nhân có vấn đề mắt.Cần phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng dùng thuốc. Vì nếu tự ý sử dụng sẽ gây ra những tác dụng phụ liên quan.

Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc: Phát ban, dị ứng, sưng môi, mặt, lưỡi, cổ họng…rối loạn màu sắc và giảm tầm nhìn, rối loạn thần kinh, hoa mắt, khó tiểu, tiểu ra máu, đau đầu, mất thăng bằng, nói lắp, khó thở, ho ra máu, thở nhanh, đau ngực, tê, yếu đột ngột hoặc có dấu hiệu đột quỵ…

Bên cạnh các loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt kể trên, bạn cũng có thể tham khảo dạng thuốc tránh thai Drospirenone kết hợp Ethinylestradiol và thuốc  Lysteda. Cả hai loại thuốc trên đều có tác dụng điều trị kinh nguyệt thất thường cho các chị em. Tuy nhiên, thuốc Lysteda phù hợp điều trị với những trường hợp chảy máu kinh nguyệt nặng và không dùng trong điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt.

KHUYẾN CÁO: Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng thuốc và tuyệt đối tuân thủ chỉ định, hướng dẫn sử dụng thuốc đã được tư vấn.

Điều cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt

Để thuốc vừa mang lại hiệu quả tốt nhất vừa ngăn ngừa những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, các chị em cần phải lưu ý những điều sau khi sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt:

Tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ và thăm khám kỹ càng trước khi sử dụng thuốc. 

Cần dùng thuốc đúng thời gian và liều lượng theo yêu cầu của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc vì có thể gây ra tác dụng phụ. 

Điều cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt

Điều cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt

Nếu có biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng thuốc thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được hỗ trợ tư vấn kịp thời. 

Tập luyện thể thao thường xuyên để tăng cường lưu thông tuần hoàn máu và xây dựng chế độ ăn uống khoa học. 

Những bài viết liên quan: 

 Giải thích hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ra máu đen

 Chuyên gia nói gì về Rong kinh uống thuốc gì hiệu quả?

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp các loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt và lưu ý khi sử dụng. Những thông tin này chỉ mang tính tham khảo và bạn cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn để quá trình sử dụng an toàn, hiệu quả. Nếu bạn muốn tham khảo ý kiến trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tư vấn hãy gọi về Hotline 028 7300 0666 hoặc click vào boxchat bên dưới để được các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám Đa khoa Tháng Tám giúp bạn nhé. 

Nội dung bài viết cung cấp nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung có thể không thuộc nghiệp vụ của phòng khám chúng tôi, cần biết thông tin liên hệ để được tư vấn trực tuyến miễn phí. [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN]