7 cách trị mụn cóc ở chân tại nhà đơn giản, hiệu quả

Mụn cóc ở chân là do một số loại virus HPV ở người gây ra, tạo thành các nốt sừng dày trên bề mặt da. Nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ lây lan nhanh chóng sang các bộ phận khác của cơ thể, thậm chí bệnh có nguy cơ phát triển thành ung thư do một số loại HPV gây ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thu xếp thời gian đến bệnh viện để điều trị, vậy có bao nhiêu cách trị mụn cóc ở chân tại nhà hiệu quả, an toàn và đơn giản?

7 cách trị mụn cóc ở chân tại nhà đơn giản

Các phương pháp trị mụn cóc ở chân tại nhà thường ít tốn kém chi phí vì phần lớn các sẽ sử dụng những hoạt chất có chiết xuất từ thực vật, các sản phẩm có đặc tính kháng virus và enzym giúp ức chế sự phát triển của HPV. Dưới đây là các cách trị mụn cóc ở chân tại nhà mà nhiều người thường thấy.

 Giấm táo

Giấm táo được làm từ nước táo lên men có tính axit, giúp phá hủy vùng da nhiễm virus và loại bỏ mụn cóc. Tuy nhiên, không được sử dụng giấm táo cho vết thương hở.

 Vỏ quả chuối

Chữa trị mụn cóc ở chân tại nhà theo dân gian thì nhiều người sẽ lấy vỏ quả chuối cắt một miếng và đắp lên vị trí mụn cóc ở chân trước khi đi ngủ, lặp lại hàng ngày đến khi mụn cóc không còn.

 Tỏi

Thành phần allicin có trong tỏi được truyền tai là một hợp chất kháng khuẩn rất tốt để trị mụn cóc ở chân tại nhà. Người bệnh thoa nước ép tỏi hoặc chà một nhánh tỏi đã cắt lên mụn cóc mỗi ngày cho đến khi hết.

cách trị mụn cóc ở chân tại nhà

Cách trị mụn cóc ở chân tại nhà đơn giản

 Vỏ cam

Vỏ cam cũng là một cách trị mụn cóc tại nhà phổ biến, bằng cách lấy vỏ cam chà lên mụn cóc mỗi ngày 1 lần.

 Quả dứa

Chất bromelain có trong dứa là một hỗn hợp các enzym tiêu hủy protein, nên người bệnh tin rằng sẽ giúp loại bỏ da chết và sang thương của mụn cóc.

 Nha đam

Gel nha đam (lô hội) thường được biết đến là phương pháp điều trị bỏng và bệnh vảy nến hiệu quả tại nhà. Nếu mụn cóc ở chân gây ngứa hoặc đau thì gel nha đam cũng có thể giúp giảm thiểu tình trạng đó. Để trị mụn cóc ở chân tại nhà bằng nha đam, người bệnh hãy lấy một ít nha đam đã được cắt sạch vỏ sau đó thoa gel lên mụn cóc. Lưu ý, với cơ địa dị ứng với nhựa nha đam thì không nên áp dụng cách này.

 Dầu thầu dầu

Theo dân gian, dầu thầu dầu có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Phương thuốc này được sử dụng trong điều trị mụn cóc ở chân tay, nấm ngoài da, gàu và các tình trạng khác tại nhà. Theo cách này, nhiều người tin rằng chỉ cần thoa dầu thầu dầu lên mụn cóc đều đặn và thực hiện trong 2 tuần hoặc hơn, mụn cóc sẽ tự bong ra.

KHUYẾN CÁO: Tuy nhiên việc điều trị mụn cóc ở chân tại nhà theo dân gian hiện chưa có nhiều nghiên cứu về tính hiệu quả của nó, do đó trước khi áp dụng phương pháp này người bệnh nên cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt cần lưu ý, các vị trí mụn cóc ở mặt hoặc bộ phận nhạy cảm khác trên cơ thể (chẳng hạn như bộ phận sinh dục, miệng hoặc lỗ mũi) không nên tự ý điều trị tại nhà.

Cách chữa trị mụn cóc ở chân theo phác đồ của bác sĩ

Những mụn cóc ở chân nếu không được điều trị kịp thời có thể lây lan rất nhanh, gây hại trên toàn bộ cơ thể. Để điều trị bệnh mụn cóc ở chân hiệu quả bệnh nhân cần xác định chính xác nguồn bệnh và tình trạng. Một số phương pháp điều trị bệnh mụn cóc được áp dụng hiện nay mang lại nhiều hiệu quả vượt trội:

- Dùng thuốc: Được áp dụng cho các mụn cóc ở chân nhẹ, người bệnh có thể kết hợp thuốc uống với thuốc bôi ngoài da theo chỉ định bác sĩ để nâng cao hiệu quả.

trị mụn cóc ở chân theo phác đồ của bác sĩ

Trị mụn cóc ở chân theo phác đồ của bác sĩ

- Sử dụng liệu pháp miễn dịch: Phương pháp này sẽ dựa trên tác nhân gây ra bệnh nổi mụn cóc chân, gây ngứa hoặc nổi mẩn, giúp cơ thể người bệnh chống lại tác nhân gây dị ứng, mang lại kết quả điều trị dài lâu.

- Sử dụng vật lý trị liệu: Trong trường hợp nổi mụn cóc chân kèm theo các triệu chứng viêm da, lở loét thì bác sĩ sẽ kết hợp giữa thuốc tây y và điều trị bằng các máy trị liệu như chiếu sóng ngắn, chiếu đèn hồng quang…

Tùy thuộc vào cơ địa và tình hình của mỗi cá nhân mà các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: 

 Đốt mụn cóc và những thông tin không thể bỏ qua

Biện pháp phòng ngừa lây lan và tái phát sau khi điều trị mụn cóc ở chân

Để ngăn tình trạng mụn cóc lây lan và tái phát sau điều trị, người bệnh cần lưu ý các biện pháp sau:

Vệ sinh bàn chân sạch sẽ, thay vớ chân hằng ngày nếu có mụn cóc ở lòng bàn chân.

Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác như giày dép, tất chân…

Phải làm sạch đáy vòi hoa sen hoặc bồn tắm sau khi sử dụng.

phòng ngừa mụn cóc ở chân

Phòng ngừa mụn cóc ở chân lây lan và tái phát sau điều trị

Không được gãi hoặc cố cạy mụn cóc.

Tuyệt đối không sử dụng chung thuốc điều trị mụn cóc với người khác

Nên sử dụng dép khi tới hồ bơi, khu vực công cộng.

Mong rằng những thông tin được chia sẻ bên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về "7 cách trị mụn cóc ở chân tại nhà đơn giản, hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì khác bệnh nhân có thể liên hệ với bác sĩ da liễu của Phòng khám Đa khoa Tháng Tám qua Hotline: 028 7300 0666 hoặc click vào boxchat bên dưới để được tư vấn cụ thể và rõ ràng.

Nội dung bài viết cung cấp nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung có thể không thuộc nghiệp vụ của phòng khám chúng tôi, cần biết thông tin liên hệ để được tư vấn trực tuyến miễn phí. [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN]