Hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ đến từ nguyên nhân nào?

Hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ là biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu hay một số bệnh lý thường gặp khác. Hiện tượng này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến tâm lý. Đặc biệt là gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy, hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ đến từ nguyên nhân nào và cách điều trị là gì? hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề này qua bài viết sau đây.

Hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ là gì?

Hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ là biểu hiện trạng thái người bệnh thường xuyên đi tiểu, nhưng mỗi lần đi tiểu chỉ được một lượng ít nước tiểu. Đôi khi còn không thể kiểm soát được khiến cho bản thân thường hay bị tiểu són. Tiểu rắt khiến cơ thể chị em bứt rứt khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Khi có biểu hiện tiểu rắt thì có nguy cơ đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề, một số bệnh có thể mắc phải như: viêm thận, sỏi thận, viêm tiết niệu… thậm chí là suy thận. 

Hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ là gì?

Hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ là gì?

Bên cạnh đó, hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ còn có một số triệu chứng đi kèm khác như:

Tính chất nước tiểu bị thay đổi và có các biểu hiện như nước tiểu có màu vàng đục, kèm dịch mủ và đôi khi lẫn máu.

Chị em có thể bị đau bụng vùng dưới rốn hoặc đau rát khi quan hệ tình dục qua âm đạo.

Đôi khi sẽ có biểu hiện sốt cao kèm ớn lạnh nếu nguyên nhân gây tiểu rắt ở chị em là do bị nhiễm trùng đường tiểu.

Hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ đến từ nguyên nhân nào?

Hiện tượng tiểu rắt ở nữ giới có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và một trong số đó có thể kể đến là: 

Do bị nhiễm trùng đường tiểu dưới

Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ. Nguyên nhân là do cấu tạo niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn nam giới, đặc biệt là do lỗ niệu đạo nằm gần hậu môn hơn khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường tiểu gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiểu dưới dẫn đến tiểu rắt. 

Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở nữ giới là: 

Cảm giác mót tiểu liên tục, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu đục, mùi hôi và đôi khi tiểu ra máu.

Niệu đạo nằm gần âm đạo nên xuất hiện kèm theo triệu chứng viêm âm đạo như khí hư ra nhiều bất thường, đau rát, ngứa ngáy vùng kín.

Người bệnh sốt nhẹ và ớn lạnh, đồng thời có cảm giác đau vùng bụng dưới hoặc đau khi quan hệ.

Do bị viêm bàng quang

Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ. Đặc biệt là ở những phụ nữ có đời sống tình dục không an toàn, không vệ sinh vùng kín đúng cách, do thay đổi nội tiết tố hoặc cho mặt quần lót quá chật, không thoáng mát…Bệnh viêm bàng quang nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm lan đến các khu vực lân cận như âm đạo hoặc tử cung.

Chị em có thể dễ dàng nhận biết bệnh thông qua các biểu hiện như sau:

Khi mắc bệnh bạn sẽ thường xuyên bị tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Đổi màu nước tiểu, nước tiểu có mùi lạ đôi khi còn kèm theo máu hoặc mủ.

Cơ thể có triệu chứng sốt nhẹ, đau bụng hoặc hay cáu gắt do việc đi tiểu liên tục gây ra.

Hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ do mang thai

Tiểu rắt ở phụ nữ cũng có thể làm một hiện tượng sinh lý bình thường do quá trình mang thai. Nguyên nhân là vì thai nhi phát triển dẫn đến đè vào niệu đạo và bàng quang tạo áp lực, nên làm thay đổi sinh lý của đường tiết niệu. Đôi khi hiện tượng tiểu rắt trong quá trình mang thai còn đi kèm theo chứng són tiểu, là việc không thể kiểm soát nước tiểu hay nước tiểu chảy ra không theo ý muốn, đặc biệt khi bước vào những ngày gần sinh nở.

Hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ do một số nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ thì còn có một số nguyên nhân khác như:

Quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình, quan hệ thô bạo… làm tăng khả năng nhiễm trùng và tổn thương lên bộ phận sinh dục dẫn đến biểu hiện tiểu rắt.

Vì cấu tạo đường tiểu nữ giới ngắn hơn nam giới nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập chéo từ cơ quan sinh dục. Do đó, nếu không có thói quen vệ sinh sạch sẽ và đúng cách, nhất là những ngày “đèn đỏ” hoặc sau khi quan hệ tình dục thì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cả hệ sinh dục, đường tiểu và gây tiểu rắt ở nữ giới.

Một số nguyên nhân khác mà mọi người ít chú ý đến là do dị ứng với các sản phẩm tẩy rửa, dung dịch vệ sinh, nước xả vải, giấy vệ sinh… khiến âm đạo bị tổn thương dẫn đến hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ.

Ngoài ra, hiện tượng tiểu rắt ở nữ giới còn có thể đến từ nguyên nhân do thói quen nhịn tiểu hoặc thụt rửa âm đạo sâu làm mất cân bằng độ pH của môi trường âm đạo.

Tham khảo thêm: 

 Tiểu rắt ở phụ nữ có nguy hiểm không? Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh tại nhà

Giải pháp điều trị hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ hiệu quả

Hiện tượng tiểu rắt ở trường hợp nhẹ

Nếu hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ xuất phát từ nguyên nhân sinh lý thì có thể áp dụng điều trị bằng các phương pháp sau:

- Phượng vĩ thảo: Tính lạnh trong phượng vị thảo có tác dụng làm thanh nhiệt, điều huyết và chữa tiểu rắt hiệu quả.

- Dùng rau mồng tơi: Rau mồng tơi có tác dụng thải độc nhuận tràng và thanh nhiệt. Vì vậy, chị em có thể lấy cuốn và lá mồng tơi rửa sạch, sau đó đun với nước uống thay trà để cải thiện tình trạng tiểu rắt.

- Bột sắn dây: Chị em cũng có thể áp dụng phương pháp mỗi ngày pha 10g bột sắn dây khô với nước ấm để uống, giúp thông đường tiết niệu, thanh nhiệt giải độc và trị tiểu đường.

Lưu ý: Đây chỉ là những phương pháp dân gian có tác dụng chữa trị tạm thời không thể áp dụng điều trị đối với các trường hợp tiểu rắt do bệnh lý. Ngoài ra, các phương pháp này chưa được khoa học xác minh, vì thế tốt nhất chị em nên chủ động đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Điều trị tiểu rắt theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Hiện tượng tiểu rắt ở trường hợp nặng

Nếu hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ xuất phát từ nguyên do bệnh lý viêm nhiễm gây ra và có kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường hoặc tái phát nhiều lần thì bệnh nhân cần chủ động gặp bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp. 

Chị em không nên vì e ngại hay sợ hãi mà giấu bệnh, tự chẩn đoán, tự điều trị khi không biết nguyên nhân chính xác gây ra tiểu rắt. Điều này có thể để lại những biến chứng khôn lường.

Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau. Một số phương pháp điều trị thường gặp là sử dụng kháng sinh hoặc kháng viêm nếu nguyên nhân xuất phát từ nhiễm trùng đường tiểu hoặc viêm âm đạo; Sử dụng thuốc kháng nấm nếu hiện tượng tiểu rắt xuất phát từ viêm do nấm gây ra; Sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc sát khuẩn  đường tiểu (methylene blue)...

Phòng ngừa hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ như thế nào?

 Cung cấp đủ nước cho cơ thể, từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày và không nên uống nước trước khi đi ngủ.

 Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học đầy đủ các nhóm chất và bổ sung nhiều rau củ quả tươi.

 Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và giữ cho vùng kín luôn khô thoáng. Nên thay băng vệ sinh thường xuyên cho đến kỳ kinh nguyệt.

 Không nên mặc quần lót ẩm ướt và sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh hoặc dễ gây kích ứng.

 Không thụt rửa sâu hoặc phun nước trực tiếp vào âm đạo, đặc biệt nên xây dựng lối sống tình dục an toàn và lành mạnh, không nên có thói quen nhịn tiểu.

Tham khảo thêm: 

 Nguyên nhân đi tiểu buốt ở nữ giới là gì? Phương pháp phòng ngừa là gì?

Tổng kết

Hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ là biểu hiện của một sự bất thường nào đó của đường tiết niệu. Triệu chứng này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, bạn nên chủ động đi khám bệnh tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu tiểu rắt kéo dài. Qua việc kiểm tra và thăm khám, bác sĩ sẽ xác định rõ nguyên nhân gây nên hiện tượng này và tư vấn phác đồ chữa trị hiệu quả. 

Nếu bạn đang gặp hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt hay bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ ngay đến Hotline 028 7300 0666 hoặc click vào box chat bên dưới để được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tháng Tám giải đáp nhanh nhé. 

Nội dung bài viết cung cấp nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung có thể không thuộc nghiệp vụ của phòng khám chúng tôi, cần biết thông tin liên hệ để được tư vấn trực tuyến miễn phí. [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN]